Âm nhạc Việt Nam thể hiện tính đa dạng: vừa truyền thống, vừa hiện đại, vừa mang tính đặc trưng của âm nhạc truyền thống, đồng thời thể hiện tính đa dạng về văn hoá của 54 dân tộc Việt Nam trong sự hoà nhập với âm nhạc ở khu vực và thế giới. Đối với trẻ mầm non đã và đang lớn lên trong môi trường khác biệt so với thế hệ cha ông. Thời đại 4.0 cho trẻ cơ hội thụ hưởng những giá trị mới nhưng cũng đồng thời đặt ra nhiều quan ngại về những người làm văn hóa giáo dục. Chính vì thế, để con người hướng tới những văn minh hiện đại mà không quên đi những giá trị văn hóa, các nét đặc trưng của từng vùng miền khác nhau của dân tộc Việt Nam. Thì việc đưa trẻ mầm non tiếp cận với văn hóa truyền thống là việc làm vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Sau khi được phòng giáo dục đào tạo huyện Sóc Sơn, trường mầm non Trung Giã đã triển khai kế hoạch cho cán bộ giáo viên đầu năm học 2023 - 2024 về chuyên đề “Tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc theo tiếp cận đa văn hóa ở các cơ sở giáo dục mầm non” giúp cho bản thân tôi hiểu rõ tầm quan trọng trong việc dạy trẻ mầm non tiếp cận với đa văn hóa và tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục, hình thành kiến thức, hiểu biết và gìn giữ những nét văn hóa đặc trưng truyền thống của mỗi dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Việc lồng ghép tích hợp Đa văn hóa vào trong hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách thoải mái và nhẹ nhàng nhất. Âm nhạc chính là con đường giáo dục, tự giáo dục để tiếp thu, lĩnh hội các giá trị văn hóa biến thành kinh nghiệm, vốn sống, tri thức. Mục tiêu của giáo dục chính là hình thành văn hóa cá nhân mang nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng, dân tộc, xã hội và thời đại. Có thể coi giáo dục đa văn hóa trong nhà trường chính là hệ thống các tác động có hướng đích của nhà giáo dục đến trẻ em và đến các yếu tố có liên quan qua các chiến lược và phương thức giảng dạy phù hợp nhằm trang bị hiểu biết về sự đa dạng văn hóa, về giá trị truyền thống văn hóa của các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, hình thành thái độ thân thiện, bình đẳng, tôn trọng với người khác, dân tộc khác, phát triển khả năng giao tiếp, hợp tác, chống phân biệt đối xử… cho trẻ em
Bản thân tôi, là một giáo viên giảng dạy tại Trường Mầm non Trung Giã đã kịp thời lồng ghép tổ chức thành công hoạt động giáo dục âm nhạc theo chuyên đề đã được bồi dưỡng chuyên môn năm học 2023 - 2024. Hoạt động được tổ chức với các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp đã trang bị cho trẻ hiểu biết về sự đa dạng văn hóa về âm nhạc của các dân tộc cùng sinh sống, cụ thể là Dân tộc Thái của dân ca Thái thông qua bài hát "Inh lả ơi". Hình thành thái độ tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa về âm nhạc, phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, nhận biết đặc trưng một số thể loại âm nhạc phù hợp với trẻ, kỹ năng sử dụng các phương tiện nghệ thuật để thể hiện bản thân qua sản phẩm âm nhạc đã góp phần tạo nên thành công hơn của tiết học.
Thông qua hoạt động giúp trẻ có thêm hiểu biết và tôn trọng giá trị truyền thống văn hóa của vùng miền Tây Bắc, yêu thích bài hát, thích nghe hát, thích hát và thể hiện mô phỏng một số động tác của người dân tộc Thái của Tây Bắc phù hợp với giai điệu bài hát.
Sau đây là một số hình ảnh: