Trong các sự cố hỏa hoạn xảy ra, trẻ em là đối tượng dễ gặp nguy hiểm cao nhất do thể lực yếu và chưa có sự hiểu biết về kỹ năng thoát hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải luôn luôn hướng dẫn sát sao cho trẻ các kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi đám cháy.
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy là một trong những kỹ năng thoát hiểm mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần phải biết. Điều này giúp trẻ nhận thấy được sự nguy hiểm diễn ra xung quanh, từ đó trẻ biết cách xử lý và thoát khỏi đám cháy an toàn nhất.
1. Nguyên do dẫn đến hỏa hoạn là gì?
Ta có thể theo dõi và nhận thấy trong năm 2022, số vụ cháy nổ tại Việt Nam diễn ra vô cùng nghiêm trọng. Theo Bộ Công an, số người tử vong do hỏa hoạn đã tăng lên 22,09%, cao hơn rất nhiều so với các những năm trước đó.
Những đám cháy bùng phát là một hiện tượng nguy hiểm, thường bất chợt xảy ra và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Hè năm 2023 được cảnh báo là có mức nhiệt độ rất cao, cần phải đề phòng trước sự cố hỏa hoạn xảy ra.
Do đó, bước đầu tiên cha mẹ cần giúp con nắm được những nguyên nhân dẫn đến một vụ hỏa hoạn, từ đó việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dễ dàng hơn.
Hơn 70% các vụ cháy có liên quan đến điện, các sự cố thường dẫn đến cháy như tự đấu dây điện tùy tiện, không đảm bảo đúng kỹ thuật, đường dây điện quá tải, không được thay thế thường xuyên,.... sẽ làm chập nổ mạch điện dẫn đến cháy nhà.
- Không ngắt tivi, máy giặt, máy sấy tóc khi ra khỏi nhà
Do tâm lý chủ quan hoặc do sơ xuất của con người, dẫn đến nhiều vụ cháy nổ do sử dụng điện không an toàn xảy ra. Hành động tắt điện khi không sử dụng không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện, mà còn là cách bảo vệ gia đình khỏi nguy hiểm.
Có rất nhiều trường hợp cháy nhà do việc thắp nhang, đốt vàng mã đã xảy ra, những vụ cháy này thường diễn ra tại các thành phố lớn đông dân cư. Người dân chỉ cần lơ là, không để ý khiến nhang đèn, giấy vàng mã bị rơi trúng vật dễ bị cháy, từ đó sẽ hình thành ngọn lửa lớn làm cho cháy nhà.
Các hộ gia đình thường quên khóa van bình khí gas sau khi không sử dụng là hành động vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ cháy nhà cao. Khi chúng ta không khóa van gas hay tắt bếp không đúng quy trình khiến khí gas bị nén lại, sau đó phát nổ và dẫn đến cháy nhà.
Vào những tháng mùa hè khi thời tiết mưa gió bất ổn thường xảy ra nhiều vụ tia sét, tia chớp đánh xuống các ngôi nhà. Đặc biệt những ngôi nhà ở gần nhiều cây to sẽ có nguy cơ bị sét đánh và làm cháy nhà.
Tuy nhiên đây là nguyên nhân khá hiếm, do thiên nhiên gây ra và thường chỉ xảy ra tại khu vực nông thôn, miền núi. Nhưng phần kiến thức này vẫn vô cùng quan trọng, bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được dạy để hiểu và biết nhiều hơn về hỏa hoạn.
2. Những kỹ năng giúp trẻ thoát hiểm an toàn khỏi đám cháy
Từ những cách xử lý khi gặp hỏa hoạn, cha mẹ có thể áp dụng dạy trẻ những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dưới đây. Trường MN Trung Giã đã tổng hợp dựa trên các tình huống thực tế, bao gồm 7 kỹ năng chính cần lưu ý sau đây:
Kỹ năng 1: Khi bị kẹt trong một đám cháy và ở cùng người lớn, các bé hãy giữ sự bình tĩnh, hết sức tỉnh táo. Lưu ý không chạy loạn khắp nơi, hãy làm theo hướng dẫn của người lớn trong thời gian chờ các chú lính cứu hỏa tới.
Việc hốt hoảng, run sợ chỉ làm cho bé hoang mang hơn, cần dặn bé phải bình tĩnh rồi mới xử lý được vấn đề thấu đáo. Hãy dạy bé tìm kiếm chính xác nguồn cháy, tránh xa ra chỗ nguy hiểm rồi bắt đầu đưa ra những biện pháp trong tình huống khẩn cấp.
Kỹ năng 2: Khi phát hiện có đám cháy, bé hãy nhanh chóng thông báo cho người lớn để kịp thời tìm ra phương pháp thoát hiểm. Khẩn cấp gọi cho cứu hỏa qua số điện thoại 114 để nhận được sự trợ giúp, nhấn vào các chuông báo cháy của tòa nhà để cảnh báo cho những hộ gia đình khác.
Kỹ năng 3: Khi nhìn thấy có lối có thể chạy khỏi đám cháy, người lớn hãy thúc giục bé cố gắng chạy thoát hiểm khi có cháy càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không dừng lại, không quay lại cầm theo đồ đạc.
Kỹ năng 4: Nếu hỏa hoạn xảy ra tại khu nhà cao tầng hoặc khu đô thị, chung cư thì hãy lưu ý với bé rằng không được di chuyển xuống tầng 1 bằng thang máy. Bởi vì cháy dẫn đến toàn bộ tòa nhà bị chập và ngắt điện hoàn toàn, khi đó bé sẽ có nguy cơ bị mắc kẹt trong thang máy không thể thoát ra ngoài.
Trong trường hợp nếu nhà của gia đình ở gần tầng thượng, thay vì di chuyển xuống tầng 1 để thoát hiểm, hãy chỉ cho bé chạy lên trên tầng cao nhất để bản thân được an toàn khỏi đám cháy càng lâu càng tốt.
Kỹ năng 5: Hãy lưu ý với bé rằng, trong đám cháy không chỉ lửa nguy hiểm mà khói cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt thở. Để tránh cho bé bị hít phải nhiều khói, hãy dạy bé dùng khăn hoặc miếng vải nhúng nước lạnh che lên mũi và miệng. Sau đó di chuyển thật nhanh đến nơi an toàn bằng tư thế bò sát xuống mặt đất.
Kỹ năng 6: Nếu trong quá trình di chuyển khỏi đám cháy, không may quần áo hoặc tóc bị dính lửa hãy dặn bé dừng lại, nằm xuống đất và lăn người vòng tròn để dập tắt ngọn lửa.
Kỹ năng 7: Trong trường hợp nguy hiểm nhất khi bị kẹt trong phòng và không thể thoát hiểm ra bên ngoài khỏi đám cháy, bé hãy nhanh chóng lấy được miếng vải nhúng nước và bịt chặt lại cửa phòng. Sau đó chui vào gầm giường và nằm úp sát người xuống sàn nhà giữ an toàn.
Đối với việc nằm dưới gầm giường, là địa nơi lính cứu hỏa sẽ nhìn đầu tiên khi xông vào phòng cứu hộ. Vì vậy, dạy bé kỹ năng thoát hiểm khi có cháy rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi đứa trẻ.
Ngoài ra, hãy lưu ý những cách dập lửa cho bé như: cháy do xăng dầu không được dập lửa bằng nước, cách chữa cháy hiệu quả là bằng cát, bằng chăn, vải thấm nước. Đối với trường hợp cháy bằng thứ khác, bé cần dùng nước để dập lửa.
3. Giúp trẻ nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy
3.1. Gia đình cần làm gì để trẻ nâng cao trách nhiệm phòng cháy chữa cháy
Đối với mỗi gia đình, cần chủ động dạy bảo cho con những cách phòng cháy chữa cháy ngay từ khi còn nhỏ. Hãy lưu ý với con những việc sau đây để chủ động phòng cháy chữa cháy tại chính ngôi nhà của mình:
- Không tự sử dụng lửa khi không có sự giám sát của người lớn.
- Không để các chất lỏng dễ cháy nổ như xăng, dầu, hóa chất dễ cháy nổ để gần nhà bếp.
- Không tự ý vặn van bình gas, chơi bình gas mini trong nhà.
- Không chơi trò dập aptomat liên tục vì có thể làm chập mạch điện dẫn đến cháy nổ.
- Khi phát hiện có cháy phải bình tĩnh và thông báo với người lớn hoặc gọi ngay 114.
- Tắt bình nóng lạnh trước khi vào tắm.
Ngoài việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, giúp trẻ nâng cao ý thức về phòng cháy chữa cháy là bước đầu tiên trong việc bảo vệ sự an toàn của bản thân trước những mối nguy hiểm có thể xảy ra.
3.2. Vai trò của trường học trong việc nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh
Bên cạnh gia đình, trường học cần tổ chức buổi tập dượt hỏa hoạn thực tế, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về cách phòng cháy chữa cháy cho các em học sinh.
Các trường học, cơ sở giáo dục nên tiếp tục phối hợp với các đơn vị phòng cháy chữa cháy để tổ chức cho học sinh các lớp tập huấn, buổi ngoại khóa rèn luyện kỹ năng thoát nạn khi có cháy.
Hãy trực tiếp cho các em học sinh được trải nghiệm làm lính cứu hỏa, từ đó trẻ hiểu biết các công việc khó khăn mà các chú phải trải qua. Thông qua đó, tuyên truyền cho các em biết được lính cứu hỏa có vai trò cao cả như thế nào trong đời sống của chúng ta.
Ngoài ra, các hoạt động này cũng mong muốn mỗi đứa trẻ phải biết cách chủ động phòng cháy chữa cháy bằng những hành động nhỏ nhất. Song song đó, các bé sẽ được dạy kỹ năng thoát hiểm khi có cháy từ các chú lính cứu hỏa.
Hãy nâng cao nhận thức và trách nhiệm không chỉ của trẻ em, mà là đối với tất cả mọi đối tượng về phòng cháy chữa cháy.
4. Kết luận
Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy, là cách trực tiếp giúp trẻ bảo vệ bản thân khỏi những mối nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. Ở giai đoạn đầu cuộc đời, trẻ nhỏ luôn tò mò về thế giới bên ngoài, vì vậy biết giữa an toàn cho mình là kỹ năng trẻ phải biết.